(Tiếng Việt) Sẽ không bao giờ có iPhone SE2

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Trong thời gian qua, không ít Fan của Iphone luôn chờ đợi một phiên bản iPhone SE2, bản nâng cấp cho chiếc iPhone màn hình 4 inch ra mắt cách đây 3 năm.

iPhone SE2 thật đẹp khi kế thừa ngoại hình mỏng nhẹ, thanh lịch từ thế hệ trước. Chiếc máy nhỏ hơn 40%, nhẹ hơn iPhone XR hay XS Max. Nhờ thiết kế viền siêu mỏng mà kích thước màn hình của iPhone SE2 lên đến 5 inch”.

Đó là suy nghĩ của nhiều người về iPhone SE thế hệ mới. Tuy nhiên, sự thật là nó không tồn tại. Không có thông tin gì về việc iPhone SE2 sẽ ra mắt vào ngày 10/9 cùng bộ 3 iPhone 11 cả.

Có lẽ iPhone SE2 chỉ thực sự tồn tại trong trí tưởng tượng của iphone Fan – những người luôn mong chờ sự trở lại của chiếc iPhone màn hình nhỏ, thiết kế đẹp, cấu hình mạnh mẽ.

Tại sao iPhone SE2 sẽ không bao giờ ra mắt?

Apple chính thức ngừng bán iPhone SE vào năm ngoái. Những ai muốn sở hữu thiết bị chỉ có cách tìm hàng cũ hoặc các thương gia may mắn có được lô hàng lúc chưa bị ngừng bán.

iPhone SE hiện có giá dao động từ 4 đến 5 triệu đồng, không hề thấp cho một sản phẩm ra mắt từ năm 2016, chip xử lý của 2015.

Với kích thước màn hình 4 inch, iPhone SE nhỏ hơn rất nhiều so với XS, chiếc iPhone nhỏ nhất trong bộ 3 iPhone 2018. Những chiếc iPhone mới rất tuyệt khi chơi game hay xem phim, nhưng sẽ cồng kềnh khi bỏ vào túi quần.

Nếu ra mắt trong thời gian này, iPhone SE sẽ trang bị màn hình viền mỏng tương tự những chiếc iPhone mới, giúp tăng kích thước màn hình đồng thời giữ thiết kế nhỏ gọn.

Vẫn có một số không ít người thích điện thoại màn hình nhỏ. Nhiều cuộc khảo sát cho biết 15% người dùng vẫn muốn sở hữu smartphone nhỏ hơn 5 inch.

Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế, 15% là chưa đủ để Apple chú ý.

Theo chuyên gia công nghệ Frank Gillett từ hãng nghiên cứu FORR, nếu 15% người dùng muốn có smartphone màn hình nhỏ, có lẽ chỉ khoảng 10% trong số đó sẽ thực sự mua khi thiết bị ra mắt.

Trong bối cảnh người dùng chờ 2-3 năm để nâng cấp smartphone như hiện nay, ra mắt iPhone màn hình nhỏ để phục vụ 15% người dùng muốn mua không hẳn là bước đi khôn ngoan của Apple.

Nếu muốn ra mắt iPhone SE2 màn hình viền mỏng, kích thước nhỏ, Apple sẽ phải thiết kế lại từ đầu, thiết lập dây chuyền sản xuất riêng. Điều đó sẽ khiến chi phí hoạt động tăng cao, và iPhone SE2 buộc phải bán giá cao để bù lỗ.

Đối với iPhone SE, Apple chỉ đơn giản trang bị các linh kiện mới hơn trong một khung máy iPhone 5, không cần dây chuyền sản xuất mới.

Ra mắt iPhone SE2 cũng là động thái mạo hiểm. Với các dịch vụ giải trí như Apple Arcade, Apple Music hay Apple TV+, những người sử dụng iPhone màn hình lớn sẽ có khả năng chi trả cho các dịch vụ cao hơn. Dịch vụ đang là “gà đẻ trứng vàng”, và Apple không muốn thứ gì tác động đến nó.

Tất nhiên, không có iPhone nhỏ không có nghĩa rằng thị trường hoàn toàn không có. Bạn vẫn có thể chọn những smartphone nhỏ xinh, cấu hình mạnh mẽ như Sony Xperia XZ2 Compact, vấn đề là nó không chạy iOS mà thôi.

Bài viết là quan điểm của tác giả Brett Arends, trang tin MarketWatch.

By |2019-11-03T20:37:02+00:00September 25th, 2019|Categories: Tin thị trường|Tags: , , , |0 Comments

Tổng quan về vật liệu chịu lửa

vật liệu chịu lửa là loại vật liệu có khả năng giữ nguyên đặc tính hoá  của chúng cho tới nhiệt độ 1580 độ C hoặc lớn hơn.

Độ chịu lửa của vật liệu là khả năng chống lại sự biến dạng của nó khi nó làm việc ở nhiệt độ cao.Ngành công nghệ vật liệu chịu lửa là một ngành khá quan trọng trong xây dựng các công trình công nghiệp, đặc biệt là các công trình lò nung cho ngành thép xây dựng và ngành xi măng. Việc phát triển vật liệu chịu lửa chất lượng cao đòi hỏi nguồn mỏ nguyên liệu riêng và không phải quốc gia nào cũng dồi dào tài nguyên này.

Đặc điểm phân loại.

Vật liệu chịu lửa có thể được phân loại theo hình dạng: Vật liệu chịu lửa định hình như Neo thép chịu nhiệt, gạch chịu lửa dị hình như gạch cuốn vòm, gạch treo. Vật liệu chịu lửa không định hình như bê tông chịu lửavữa chịu lửa.

Vật liệu chịu lửa cũng có thể được phân loại theo thành phần hoá học, được gọi tên theo ba loại chính.Vật liệu chịu lửa có tính axít như vật liệu chịu lửa đinat, vật liệu chịu lửa bán axit, vật liệu chịu lửa samốt. Vật liệu chịu lửa trung tính như vật liệu chịu lửa cao nhôm. Vật liệu chịu lửa kiềm tính như vật liệu chịu lửa manhêdi, vật liệu chịu lửa đôlômi, vật liệu chịu lửa forsterit, vật liệu chịu lửa cácbon…

Công ty TNHH MẠNH DŨNG. Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu chịu lửa, thiết kế thi công các loại lò nung công nghiệp.

By |2019-11-06T20:39:18+00:00September 6th, 2019|Categories: Tin trong ngành|Tags: , |Comments Off on Tổng quan về vật liệu chịu lửa

Ngành công nghiệp vật liệu chịu lửa, xu thế hội nhập và phát triển

Vật liệu chịu lửa là một loại vật liệu xây dựng đặc thù, sử dụng ở nhiệt độ cao, dùng để xây các loại lò nung như lò nung gốm sứ, vật liệu chịu lửa (VLCL), xi măng, lò nấu thuỷ tinh, luyện kim, xây dựng các buồng hồi nhiệt, buồng đốt nhiên liệu và các thiết bị làm việc ở nhiệt độ lớn hơn 1000 độ C.

Trên thế giới ngành công nghiệp vật liệu chịu lửa không ngừng phát triển, nó đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp xi măng, công nghiệp gốm sứ, công nghiệp thuỷ tinh… đặc biệt là ngành công nghiệp luyện kim, gạch chịu lửa được sử dụng khá lớn. Chính vì vậy những nước có ngành công nghiệp luyện kim phát triển đã tập trung đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp này từ rất sớm.

Trước xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, tại Việt Nam, trong những năm gần đây, với sự chuyển dịch đầu tư, nhiều dự án của các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ; nền công nghiệp của nước ta đã có nhiều bước phát triển đột phá về cả số lượng lẫn chất lượng, như ngành công nghiệp xi măng, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, năng lượng,… Và vật liệu chịu lửa là loại vật liệu không thể thiếu được của các ngành công nghiệp trên.

Hiện nay nhu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại của vật liệu chịu lửa ngày càng phong phú, đa dạng, tuy nhiên, trên thực tế ngành sản xuất vật liệu chịu lửa tại Việt Nam hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước; cũng như chưa thể hoà nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

Nhìn lại hiện trạng của ngành sản xuất vật liệu chịu lửa của Việt Nam còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải nâng tầm và định hướng phát triển đáp để ứng nhu cầu hiện hữu cũng như tiến tới có thể xuất khẩu loại vật liệu này. Có thể nhìn nhận, đánh giá khái quát những hạn chế như sau:

Một là: Số lượng các đơn vị, nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa ở trong nước còn ít, sản lượng thấp, chất lượng chưa cao. Có thể kể đến các đơn vị hàng đầu như: Công ty Cổ phần Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên; Công ty Cầu Đuống – Tam Tầng; Công ty Cổ phần Công nghiệp chịu lửa Hưng Đạo,… nhưng sản lượng lớn nhất vẫn là vật liệu chịu lửa cấp trung và cấp thấp. Các loại vật liệu chịu lửa cao cấp (gạch chịu lửa, bê tông chịu lửa,…): số lượng và chất lượng còn hạn chế và hiện vẫn phải nhập khẩu nhiều. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do nền kinh tế những năm qua không ổn định, nhu cầu vật liệu chịu lửa thất thường; sản xuất và khó tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường thất thường: có thời điểm khan hàng khiến các nhà đầu tư phải nhập khẩu hoặc có thời điểm nhu cầu thị trường lớn, tuy nhiên, hàng sản xuất trong nước lại không đạt các yêu cầu về chất lượng nên không đáp ứng được yêu cầu thị trường…

Hai là: Hệ thống thiết bị và công nghệ sản xuất ở nhiều đơn vị sản xuất còn lạc hậu, chưa đồng bộ, hiện đại cho nên khó nâng cao hiệu quả và chất lượng; sản phẩm trong nước vẫn còn bộc lộ nhiều yếu điểm như: chất lượng kém so với sản phẩm nhập ngoại, một số chỉ tiêu kỹ thuật chưa đạt độ ổn định chất lượng sản phẩm; các chủng loại sản phẩm được sản xuất thiếu sự đa dạng.

Ba là: Nguồn nhân lực kể cả chuyên sâu và lực lượng kỹ thuật sản xuất giỏi có kiến thức, kinh nghiệm về chuyên ngành vật liệu chịu lửa không nhiều; tài liệu chuyên môn để đào tạo công nhân trực tiếp làm nghề cũng hạn chế, các nhà sản xuất phải tìm kiếm, hoặc sử dụng các tài liệu nước ngoài.

Bốn là: Nguồn nguyên liệu để sản xuất vật liệu chịu lửa cấp trung và cấp thấp đang rất khan hiếm; đó là còn chưa kể đến các nguyên liệu cấp cao cho sản xuất gạch cao nhôm và cao hơn chúng ta chưa có mà hầu hết phải nhập khẩu và dùng nguyên liệu tái sinh.

Hàng năm chưa có nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp khối lượng và chủng loại nguyên liệu chịu lửa của chúng ta như sét chịu lửa tại các vùng như Chí Linh – Hải Dương; Đông Triều – Quảng Ninh trữ lượng còn bao nhiêu hay cao lanh tại Phú Thọ, Yên Bái, Đại Từ, Lâm Đồng; các vừng quặng cao lanh Tấn Mài và những loại khác còn có thể khai thác chế biến phục vụ ngành sản xuất vật liệu chịu lửa như thế nào.

Từ những thực trạng đánh giá trên, để chủ động “Tự vượt qua thử thách, đón đầu xu thế dịch chuyển đầu tư và kinh doanh” trong bối cảnh hội nhập hiện nay; Công ty Cổ phần công nghiệp Chịu lửa Hưng Đạo chúng tôi đã đề một số các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài:

Thứ nhất: Coi công tác chất lượng là hàng đầu. Tất cả phải bắt đầu từ con người, con người là trung tâm của mọi sự thay đổi: Đào tạo hệ thống công nhân, cán bộ cả về chuyên môn, trách nhiệm với sản phẩm của mình với ý thức kỷ luật lao động cao. Lấy người Nhật, sản phẩm Nhật làm tiêu chí phấn đấu.

Thứ hai: Không ngừng cải tiến về công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất, tập trung đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất từ lò nung đến các thiết bị hiện đại khác, để sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Lấy tiêu chí chất lượng khu vực và Châu Âu để hướng tới.

Thứ ba: Vật liệu chịu lửa là loại vật tư kỹ thuật mà tuổi thọ sử dụng thực tế khó định trước. Vì vậy cần thực hiện nhất quán phương châm: cung cấp sản phẩm phải kèm theo dịch vụ kỹ thuật và tư vấn sử dụng cho khách hàng; thực hiện theo mô hình giải pháp trọn gói về vật liệu chịu lửa, bao gồm: Đánh giá – Tư vấn lựa chọn vật liệu và thiết kế – Cung cấp vật tư – Thi công – Bảo trì.

Thứ tư: Phải luôn học hỏi, rút kinh nghiệm cùng các nhà sản xuất khác phát triển. Lấy tiêu chí làm hài lòng khách hàng, các nhà đầu tư để hoàn thiện, nâng tầm của mình; trở thành một địa chỉ tin cậy và quen thuộc của khách hàng khi cần đến vật liệu chịu lửa cho các loại lò công nghiệp, mang lại sự ổn định, hiệu quả và an toàn trong sản xuất.

Thứ năm: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện đại, văn minh – Chăm lo tốt đời sống đội ngũ, đóng góp với cộng đồng và xã hội.
vatlieuxaydung.org.vn

By |2019-11-03T20:40:38+00:00September 5th, 2019|Categories: Tin trong ngành|Comments Off on Ngành công nghiệp vật liệu chịu lửa, xu thế hội nhập và phát triển

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9032:2011

về Vật liệu chịu lửa Gạch kềm tính Manhêdi spinel và Manhêdi crôm

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9032:2011

VẬT LIỆU CHỊU LỬA – GẠCH KIỀM TÍNH MANHÊDI SPINEL VÀ MANHÊDI CRÔM DÙNG CHO LÒ QUAY

Refractories – Magnesia spinel and magnesia chrome bricks for rotary kilns

Lời nói đầu

TCVN 9032:2011 được chuyển đổi từ TCXDVN 295:2003 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9032:2011 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

VẬT LIỆU CHỊU LỬA – GẠCH KIỀM TÍNH MANHÊDI SPINEL VÀ MANHÊDI CRÔM DÙNG CHO LÒ QUAY

Refractories – Magnesia spinel and magnesia chrome bricks for rotary kilns

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại gạch chịu lửa kiềm tính manhêdi spinel và manhêdi crôm dùng để xây, lót lò quay.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6530-1:1999, Vật liệu chịu lửa – Phương pháp thử-Phần 1: Xác định độ bền nén ở nhiệt độ thường;

TCVN 6530-3:1999, Vật liệu chịu lửa – Phương pháp thử-Phần 3: Xác định khối lượng thể tích, độ hút nước, độ xốp;

TCVN 6530-5:1999, Vật liệu chịu lửa – Phương pháp thử-Phần 5: Xác định độ co nở phụ sau nung;

TCVN 6530-6:1999, Vật liệu chịu lửa – Phương pháp thử-Phần 6: Phương pháp xác định độ biến dạng dưới tải trọng;

TCVN 6530-7:2000, Vật liệu chịu lửa – Phương pháp thử – Phần 7: Phương pháp xác định độ bền sốc nhiệt;

TCVN 6819:2001, Vật liệu chịu lửa chứa crôm – Phương pháp phân tích hóa học;

TCVN 7190-2:2002, Vật liệu chịu lửa – Phương pháp lấy mẫu – Phần 2: Lấy mẫu và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm định hình;

TCVN 7890:2008, Vật liệu chịu lửa kiềm tính – Phương pháp xác định hàm lượng MgO;

TCVN 7891:2008, Vật liệu chịu lửa kiềm tính Spinel – Phương pháp xác định hàm lượng SiO2. Fe2O3, Al2O3, CaO;

TCVN……2011, Gạch chịu lửa cho lò quay – Kích thước cơ bản.

3. Kiểu và kích thước cơ bản

Kiểu và kích thước cơ bản: Theo TCVN……2011: Gạch chịu lửa cho lò quay-Kích thước cơ bản.

CHÚ THÍCH: Các kích thước khác theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người sử dụng.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Ký hiệu của gạch kiềm tính Manhêdi Spinel và Manhêdi Crôm

Gạch Manhêdi-Spinel:         Kí hiệu MS

Gạch Manhêdi-Crôm:          Kí hiệu MCr

4.2. Chỉ tiêu chất lượng của gạch MS và MCr được quy định trong Bảng 1

Bảng 1-Chỉ tiêu chất lượng của gạch MS và MCr

Tên chỉ tiêuMức cho phép
MSMCr
1. Hàm lượng MgO, %, không nhỏ hơn7565
2. Hàm lượng Cr2O3, %, không nhỏ hơn3
3. Hàm lượng Al2O3, %, không nhỏ hơn4
4. Khối lượng thể tích, g/cm3, không nhỏ hơn2,82,9
5. Độ xốp biểu kiến, %, không lớn hơn2122
6. Độ bền nén ở nhiệt độ thường, MPa, không nhỏ hơn4040
7. Độ bền sốc nhiệt tại 1200 oC, lần, không nhỏ hơn3030
8. Nhiệt độ bắt đầu biến dạng dưới tải trọng 0,2 MPa, oC, không nhỏ hơn17001700
9. Độ co nở phụ sau nung ở 1650 oC, %, 2 h, không lớn hơn0,50,5

4.3. Sai lệch cho phép về kích thước và khuyết tật

Mức sai lệch cho phép về kích thước và khuyết tật của gạch chịu lửa manhêdi spinel và manhêdi crôm được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2-Sai lệch kích thước và khuyết tật ngoại quan cho phép

Loại khuyết tậtMức cho phép
1. Sai lệch kích thước danh nghĩa, mm, không lớn hơn 
– Chiều cao H1
– Chiều rộng L1
– Chiều dày A, B± 1,6
2. Độ cong vênh, mm, không lớn hơn3
3. Số vết sứt góc/viên, vết, không lớn hơn 
– Mặt nóng1
– Mặt nguội2
4. Kích thước của vết sứt góc, mm, không quá 
– Tổng chiều dài (a + b + c) của mặt nóng40
– Tổng chiều dài (a + b + c) của mặt nguội60
5. Số vết sứt cạnh /viên, vết, không lớn hơn 
– Mặt nóng1
– Mặt khác2
6. Kích thước của vết sứt cạnh, mm, không lớn hơn 
– Chiều dài40
– Chiều rộng10
7. Vết chảy, mm, không lớn hơn 
– Kích thước5
– Độ sâu3
8. Vết nứt, mm, không lớn hơn 
– Chiều rộng vết nứt0,5
– Chiều dài vết nứt40
– Vết nứt nối với cạnhKhông cho phép
– Số lượng vết nứt/viên, vết, không lớn hơn 
+ Mặt nóng1
+ Mặt nguội2

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu

Theo TCVN 7190-2:2002.

5.2. Phương pháp xác định hàm lượng MgO

Theo TCVN 7890:2008.

5.3. Phương pháp xác định hàm lượng Cr2O3

Theo TCVN 6819:2001.

5.4. Phương pháp xác định hàm lượng Al2O3

Theo TCVN 7891:2008.

5.5. Phương pháp xác định độ xốp biểu kiến, khối lượng thể tích

Theo TCVN 6530-3:1999.

5.6. Phương pháp xác định độ bền nén ở nhiệt độ thường

Theo TCVN 6530-1:1999.

5.7. Phương pháp xác định độ bền sốc nhiệt

Theo TCVN 6530-7:2000.

5.8. Phương pháp xác định nhiệt độ bắt đầu biến dạng dưới tải trọng

Theo TCVN 6530-6:1999.

5.9. Phương pháp xác định độ co (nở) phụ sau nung

Theo TCVN 6530-5:1999.

5.10. Đo kích thước và các khuyết tật

5.10.1. Dụng cụ đo

– Thước kim loại, có vạch chia đến 0,1 mm.

– Nêm, cữ, dưỡng, chuyên dụng, có chiều dày định sẵn thích hợp.

– Kính phóng đại, 10 lần.

5.10.2. Đo kích thước

Đo các kích thước viên gạch chịu lửa manhêdi bằng thước kim loại, chính xác đến 0,1 mm.

5.10.3. Đo độ cong vênh của mặt và cạnh viên gạch

Dùng thước kim loại, nêm, cữ hoặc dụng cụ thích hợp, đo khe hở lớn nhất giữa mặt phẳng chuẩn với mặt đáy hay mặt bên của viên gạch, chính xác đến 0,1 mm.

5.10.4. Đo chiều sâu sứt góc và cạnh của viên gạch

Dùng thước kim loại hoặc dụng cụ thích hợp, đo chiều sâu lớn nhất của vết sứt, chính xác tới 0,1 mm.

5.10.5. Đo vết rạn nứt

Dùng thước và kính phóng đại đo chiều rộng lớn nhất của các vết rạn, nứt, chính xác tới 0,01 mm.

6. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

6.1. Bao gói

Gạch chịu lửa manhêdi spinel và manhêdi crôm được đóng kiện trên palet gỗ hoặc nhựa, có bao phủ bằng vật liệu chống ẩm, chống va chạm.

6.2. Ghi nhãn

a) Trên vỏ kiện hàng, ngoài nhãn hiệu đã đăng ký cần ghi đủ các thông tin sau:

– tên và ký hiệu gạch theo tiêu chuẩn này;

– cơ sở và nơi sản xuất;

– khối lượng và số viên của mỗi kiện;

– viện dẫn tiêu chuẩn này;

– tháng sản xuất, thời hạn sử dụng;

– hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

b) Giấy chứng nhận xuất xưởng cần có đủ các nội dung sau:

– tên cơ sở sản xuất;

– tên loại gạch;

– kết quả kiểm định chất lượng;

– khối lượng xuất và số hiệu lô;

– ngày tháng năm sản xuất.

6.3. Vận chuyển

Gạch chịu lửa manhêdi spinel và manhêdi crôm được vận chuyển bằng phương tiện vận tải có mái che.

6.4. Bảo quản

Gạch chịu lửa manhêdi spinel và manhêdi crôm được bảo quản theo từng lô trong kho có mái che, xếp cách nền, cách tường và chống ẩm nghiêm ngặt.

By |2019-11-05T00:03:25+00:00September 1st, 2019|Categories: Tin thị trường|Comments Off on Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9032:2011

简体中文EnglishTiếng Việt